Phương Khánh đọ sắc cùng sao Việt trong dáng áo cổ yếm
Phú Mỹ đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đảm bảo sản xuất điện, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua "120 ngày nỗ lực cao nhất đảm bảo đủ điện mùa khô năm 2024". Chủ động phối hợp với đơn vị cung cấp khí tăng tối đa khả năng cung cấp cho phát điện, đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để sẵn sàng đáp ứng tốt nhu cầu của hệ thống.Phải lòng bưởi Diễn Hà thành
Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH).Tại dự thảo, cơ quan này đề xuất nâng mức phạt tiền lên nhiều lần đối với một số vi phạm về PCCC trong lắp đặt, quản lý, sử dụng điện.Theo đó, phạt tiền 6 - 8 triệu đồng (hiện hành 2 - 5 triệu đồng) với hành vi lắp đặt, sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, thiết bị đóng ngắt, bảo vệ không bảo đảm an toàn phòng cháy.Phạt tiền 10 - 15 triệu đồng (hiện hành 5 - 10 triệu đồng) với hành vi sử dụng thiết bị điện không bảo đảm yêu cầu phòng nổ trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ; không bảo đảm hệ thống điện phục vụ PCCC.Phạt tiền 25 - 30 triệu đồng (hiện hành 15 - 25 triệu đồng) với hành vi không có hệ thống điện phục vụ PCCC.Đặc biệt, dự thảo quy định một nội dung hoàn toàn mới, đó là phạt tiền 40 - 50 triệu đồng với hành vi không có giải pháp ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà. Luật PCCC và CNCH được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 8, sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7 tới đây. Luật này quy định rõ: nơi sạc điện cho xe động cơ điện trong nhà phải có giải pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy; khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà còn phải có giải pháp ngăn cháy và trang bị phương tiện chữa cháy phù hợp, bảo đảm tiêu chuẩn.Theo Bộ Công an, để phù hợp, thống nhất với luật mới, nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC và CNCH cần được điều chỉnh; đồng thời nâng mức tiền xử phạt để tương đồng với các lĩnh vực khác, tăng tính răn đe, phòng ngừa xã hội.Thống kê từ Bộ Công an vào năm 2023 cho thấy, trong vòng 10 năm qua, toàn quốc xảy ra 29.296 vụ cháy, làm chết 860 người. Chỉ tính riêng nguyên nhân cháy do sự cố hệ thống, thiết bị điện là 13.465 vụ, chiếm tới 45,5%.Với đề xuất nâng mức phạt tiền như dự thảo, luật sư Nguyễn Thị Thúy, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, nhận định việc này sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành quy định về PCCC nói chung, liên quan đến điện nói riêng. Thời gian qua, địa bàn Hà Nội xảy ra một số vụ hỏa hoạn gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xuất phát từ chập điện. Điển hình như vụ cháy chung cư mini khiến 56 người chết ở P.Khương Đình, Q.Thanh Xuân; hoặc mới đây là vụ cháy khiến 14 người chết ở P.Trung Hòa, Q.Cầu Giấy, nguyên nhân do chập mạch điện tại khu vực đầu xe máy điện…Luật sư Thúy cho rằng, quy định chi tiết cùng mức phạt tiền nghiêm khắc sẽ tác động trực tiếp đến thái độ, nhận thức của chủ nhà, chủ cơ sở kinh doanh… Khi nhận thức đã tốt, nguy cơ có thể được ngăn chặn từ sớm, từ xa.Với nội dung "ngăn cháy đối với khu vực sạc điện cho xe động cơ điện tập trung trong nhà", luật sư cho rằng hết sức cần thiết. Số lượng người sử dụng xe điện ngày càng nhiều, nhất là ở các khu chung cư, nhà trọ…, tiềm ẩn những rủi ro nhất định về cháy, nổ. Việc quy định riêng cùng mức phạt cao nhất đối với vi phạm về hoạt động này sẽ giúp người dân, doanh nghiệp nâng cao đề phòng trước những rủi ro có thể xảy ra.
Á hoàng Yoga hướng dẫn công thức làm đồ uống detox thanh lọc cơ thể
Theo ông Dương Trung Thành, Chủ tịch Công đoàn Bộ TN-MT, mỗi năm thế giới sử dụng khoảng 500 tỉ túi nhựa, 13 triệu thùng dầu để sản xuất nhựa, 1 triệu chai nhựa được mua mỗi phút, 100.000 động vật biển bị chết vì rác thải nhựa mỗi năm. Khối lượng sản phẩm nhựa sản xuất hàng năm đã tăng gấp 20 lần trong 50 năm qua và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới; dự báo tới 1.124 triệu tấn nhựa vào năm 2050.
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Highlights VBA 2023: Võ Kim Bản tái xuất, Saigon Heat thắng đẹp Thang Long Warriors
Về dự án này, nghệ sĩ Thanh Hằng chia sẻ: "Trước giờ, nhiều người cho rằng cải lương cũ nhưng với tôi cải lương chưa bao giờ cũ. Gần đây, có nhiều nghệ sĩ trẻ muốn kết hợp ca khúc của họ với cải lương, tôi rất ủng hộ nhưng quan trọng là làm sao để hài hòa mọi thứ. Tôi muốn khán giả trẻ có cái nhìn khác về cải lương, yêu cải lương hơn. Tôi rất vui khi nhận lời tham gia dự án này với các bạn sinh viên vì tôi luôn hy vọng, đờn ca tài tử Nam bộ hay cải lương sẽ sống mãi, cũng như tin rằng với nỗ lực chuyển tải bằng nhiều cách thức khác nhau, loại hình nghệ thuật truyền thống sẽ đến gần với giới trẻ hơn".